Kem chống nắng hoá học là gì? Ưu và nhược điểm của loại kem này là gì?
Kem chống nắng hoá học hiện nay là một sản phẩm đang phổ biến trên thị trường và được rất nhiều người dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn rất ít người có không hiểu rõ về sản phẩm này nên vẫn khá ngần ngại khi quyết định dùng thử. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin nhằm giải đáp thắc mắc kem chống nắng hoá học là gì để mọi người cùng biết.
Kem chống nắng hoá học là gì?
Kem chống nắng hoá học là một loại mỹ phẩm được sản xuất ra bởi sự kết hợp các chất hoá học với tác dụng chống nắng thường được nhận diện bởi chữ “Sunscreen” in trên bao bì. Trong công thức thường bao gồm một số thành phần như: Avobenzone, Sulisobenzone, Octisalate, Homosalate, Octinoxate, Oxybenzone, Octocrylene.
Thông thường, kem chống nắng hoá học sẽ có kết cấu mỏng nhẹ, nhanh chóng thẩm thấu vào da. Chúng cũng được đánh giá cao về khả năng chống lại tia UV hơn so với kem chống nắng vật lý.
Cơ chế hoạt động của kem chống nắng hoá học
Kem chống nắng hoá học sẽ có cơ chế hoạt động như một chiếc màng lọc, chúng sẽ hấp thụ hết mọi tia UV và các tác nhân gây hại, sau đó hấp thụ và chuyển hoá chúng thành ánh sáng hoặc nhiệt có bước sóng không gây hại tới làn da. Các thành phần bên trong sản phẩm này sẽ kết hợp với nhau tạo thành một phức hợp giúp ngăn cản sức hoạt động của tia UVA, UVB và sau vô hiệu hoá trước khi chúng chạm đến làn da.
Ưu và nhược điểm của kem chống nắng hoá học
Kem chống nắng hoá học sẽ có những ưu, nhược điểm nhất định. Mọi người có thể tham khảo để từ đó chọn được sản phẩm phù hợp với mình.
Ưu điểm
- Kết cấu của kem chống nắng hoá học vô cùng mỏng nhẹ nên dễ dàng thẩm thấu và tệp vào làn da mà không để lại các vệt trắng mất thẩm mỹ trên khuôn mặt.
- Lượng kem sử dụng hàng ngày của kem chống nắng hoá học sẽ ít hơn kem chống nắng vật lý nên sẽ giúp tiết kiệm hơn cho người dùng.
- Có thể sử dụng như một loại kem lót trong trang điểm
- Chỉ số SPF của kem chống nắng hoá học vô cùng đa dạng nên dễ dàng đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác nhau đến từ người dùng
- Thông thường bên trong bảng thành phần của sản phẩm này sẽ hay được một sung thêm một số chất có tác dụng dưỡng da
Nhược điểm
- Do là một sản phẩm hoá học nên một số chất bên trong bảng thành phần có khả năng gây kích ứng cho da nhạy cảm
- Độ hiệu quả chỉ duy trì trong tầm khoảng 2 tiếng và người dùng phải bôi lại nhiều lần trong ngày
- Nếu bị dính sản phẩm vào mắt sẽ gây ra cảm giác cay, khó chịu
- Trong một số trường hợp, kem chống nắng hoá học có thể làm gia tăng các đốm sậm màu và làm da trở nên tối hơn do nhiệt độ da ở bên trong cao hơn (do cơ chế hoạt động chuyển hóa tia UV thành nhiệt và giải phóng chúng từ làn da)
Top 8 kem chống nắng hóa học phù hợp với từng làn da
Một số lưu ý để sử dụng kem chống nắng hoá học có hiệu quả
- Mọi người cần phải lựa chọn loại kem chống nắng hoá học với chỉ số SPF phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất
- Sau khi hoàn thành bước dưỡng ẩm cho da, nên đợi từ 10-15 phút rồi mới thoa kem chống nắng
- Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày, dù là đi ra ngoài hay ở trong nhà, và thường xuyên bôi lại sau 2 tiếng
- Ngoài khuôn mặt thì nên bôi cả kem chống nắng vào vùng da ở cổ và ở gáy vì chúng cũng rất dễ có nguy cơ bị lão hoá do bị tổn thương bởi sự tấn công của tia UV
- Không dùng chung kem chống nắng hoá học toàn thân cho khuôn mặt bởi có một số thành phần sẽ khiến da mặt bị kích ứng, dễ nổi mụn và gây ra bết dính
Kem chống nắng là một loại mỹ phẩm quan trọng để bảo vệ làn da trước những tác nhân gây hại ngoài môi trường nhưng chỉ phát huy hết tác...
Trên đây là một số thông tin giúp trả lời cho người đọc biết xem kem chống nắng hoá học là gì. Sản phẩm này có rất nhiều ưu điểm liên quan đến kết cấu sử dụng và hiệu quả chống nắng, tuy nhiên người dùng cũng cần cân nhắc vì chúng dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm.
- Kem chống nắng phổ rộng là gì? Cách sử dụng đem lại hiệu quả tốt nhất
- Top 5 kem chống nắng không cồn an toàn, hiệu quả nhất hiện nay
- Top 5 kem chống nắng che khuyết điểm được săn lùng nhiều nhất hiện nay
- TOP 10 loại kem chống nắng tốt nhất hiện nay
- Kem chống nắng vật lý là gì? Cơ chế hoạt động của kem chống nắng vật lý thế nào?