Adapalene và Tretinoin nên dùng loại nào để điều trị mụn cho làn da của bạn?
Được biết đến là hai thành phần có khả năng điều trị khá tốt nên Adapalene và Tretinoin đang trở thành các hoạt chất trị mụn quốc dân được khá nhiều người tin tưởng và lựa chọn. Tuy nhiên việc nên lựa chọn hoạt chất nào để điều trị cho làn da lại trở thành một vấn đề của khá nhiều chị em thắc mắc. Theo đó mỗi hoạt chất đều có những ưu nhược điểm khác nhau và sẽ phù hợp với từng tình trạng mụn cũng như loại da khác nhau, vậy nên chọn Tretinoin hay Adapalene để điều trị mụn cho làn da thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về từng thành phần cũng như xem coi là da mình phù hợp với hoạt chất nào nhé!
Xem thêm:
- Cách kết hợp Adapalene với Azelaic Acid hiệu quả nhất
- Có thể kết hợp Adapalene và BHA trong cùng chu trình dưỡng da được không?
- Adapalene và Retinol – Hoạt chất nào mang lại công dụng điều trị tốt hơn cho làn da
- Adapalene có tác dụng gì cho làn da? Cách sử dụng để phát huy hiệu quả của Adapalene
- Adapalene là gì? Thành phần trị mụn trứng cá và mụn sưng viêm
Tretinoin vs Adapalene loại nào tốt hơn?
Để có thể trả lời cho câu hỏi trên thì bạn phải biết rõ được từng thành phần về công dụng, đặc điểm, cơ chế hoạt động cũng như là loại da phù hợp với chúng. Và để làm rõ hơn về vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ đưa ra các tiêu chí so sánh và bạn hãy bám vào đó để có thể lựa chọn cho mình được loại hoạt chất phù hợp với làn da
- Về nguồn gốc
Tretinoin được xem là một thế hệ đời đầu của Retinoid và nó thường được điều chế ở dưới dạng gel hoặc kem bôi ngoài da. Thành phần này được cơ quan FDA cho phép sử dụng cho việc điều trị các vấn đề trên da mà chủ yếu là điều trị mụn từ năm 1971 và chính việc được chấp thuận sử dụng từ rất sớm mà Tretinoin được thực hiện nhiều nghiên cứu toàn diện từ hiệu quả trong điều trị mụn, chống lão hóa đến cả các tác dụng phụ tiềm ẩn.
Còn Adapalene là hoạt chất được xem là đời sau của Tretinoin cụ thể nó là thế hệ ba của Retinoids và chỉ mới được FDA chấp thuận vào thời gian gần đây cụ thể là vào năm 1996 chính vì thế mà hoạt chất này khá mới và vì Adapalene ra đời muộn hơn nên đã khắc phục nhược điểm của thế hệ trước, cụ thể là hệ retinoid trước, do đó ít gây kích ứng da.
- Về cơ chế tác động khi hoạt động trên da
Tretinoin có cơ chế hoạt động khá giống với các loại retinoid khác dó là khi tiếp xúc lên trên da hoạt chất này sẽ thấm sâu vào trong các tế bào và kích thích việc sản sinh ra các loại tế bào mới đồgn thời nó sẽ loại bỏ lớp da sừng cứng đầu cũng như lớp tế bào chết bên ngoài của da để lỗ chân lông thông thoáng, giúp da tránh khỏi vi khuẩn gây mụn. Cũng chính nhờ cơ chế hoạt động này mà Tretinoin được dùng để điều trị mụn lâu dài, không chỉ giúp điều trị mụn hiệu quả mà chúng còn hoạt động tích cực để ngăn chặn mụn quay trở lại.
Adapalene có cơ chế hoạt động khác hơn một chút đó chính là chúng tìm đến các tế bào mụn tác động lên đó một lực để cho các đầu nhân mụn được se cồi và khô nhanh hơn đồng thời nó còn giúp cho làn da khả năng kháng viêm nên nó sẽ hạn chế được tình trạng mụn viêm nhiễm hay lây lan mụn sang các vùng da bình thường khác
- Nồng độ sử dụng
Tretinoin là hoạt chất mạnh có khá nhiều nồng độ khác nhau và khi so sánh về nồng độ với Adapalene thì hoạt chất này có nồng độ thấp hơn nhiều nó sẽ dao động từ 0,01% đến 0,1%. Một điều bạn nên biết đó là khi bạn tăng nồng độ sử dụng của Tretinoin lên thì hiệu quả tác động lên trên da sẽ tốt hơn nhưng cũng đồng thời làm cho các tác dụng phụ dễ xảy ra trên da hơn chính vì thế mà người dùng nên bắt đầu sử dụng với nồng độ từ thấp đến trung bình và điều chỉnh liều lượng dựa trên kết quả và tác dụng phụ.
Adapalene thì có ít nồng độ hơn, hiện nó đang có hai nồng độ chính đó chính là 0,1% và 0,3%. Adapalene cho hiệu quả trị mụn tốt hơn khi gia tăng nồng độ và đồng thời khả năng đáp ứng và dung nạp cũng tốt
- Về hiệu quả điều trị mụn cho làn da
Đối với việc điều trị các loại mụn trên da từ tình trạng nhẹ đến trung bình thì có thể nói cả và adapalene đều có khả năng điều trị mụn rất tốt cho làn da và tạo nên những thay đổi cũng như cải thiện về làn da một cách rất rõ ràng và lâu dài. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy thì khi so sánh hiệu quả của hai hoạt chất này theo nồng độ thì kết quả điều trị mụn đều cho ra kết quả như nhau cụ thể thì adapalene 0,1% có hiệu quả điều trị mụn tương ứng với tretinoin 0,025% hay tretinoin 0.05% có hiệu quả hơn một chút so với adapalene 0,1%, tuy nhiên cả hai đều cho kết quả điều trị mụn hiệu quả.
- Về các công dụng khác trên da
Ngoài khả năng điều trị mụn khá vượt trội của mình thì Tretinoin còn được biết đến là một hoạt chất có khả năng chống lão hóa khá tốt cho làn da. Theo các nghiên cứu của các chuyên gia về thành phần này thì Tretinoin mang lại hiệu quả khá tốt trong việc điều trị và cải thiện các nếp nhăn ở trên da. Cụ thể là khi tiếp xúc vào trong da thì Tretinoin sẽ đẩy nhanh quá trình sản sinh ra collagen mới và kích thích tạo các mạch máu mới trên da giúp cho kết cấu của da được săn chắc và đàn hồi hơn đồng thời vẻ ngoài của làn da được hồng hào hơn, làm mờ dần các đốm đồi mồi, tăng sắc tố sau viêm hoặc nám.
Còn đối với Adapalene thì ngoài khả năng điều trị mụn trên da thì nó còn có thể hỗ trợ tẩy đi lớp tế bào chết để da được mềm mịn hơn. Còn với khả năng chống lão hóa thì hiện tại chưa có bất kỳ cuộc nghiên cứu nào đưa ra kết luận rằng Adapalene có thể giúp da chống lão hóa và cải thiện nếp nhăn. Vậy nên, tretinoin sẽ là lựa chọn phù hợp khi các vấn đề về nếp nhăn, đốm sắc tố, các dấu hiệu lão hóa cũng là mối bận tâm hiện tại ngoài việc điều trị mụn.
- Về tác dụng phụ
Xét về mặt tác dụng phụ thì cả Tretinoin vs Adapalene đều mang trong mình những tác dụng phụ khi sử dụng cho làn da tuy nhiên khả năng xuất hiện tác dụng phụ của Tretinoin sẽ cao hơn nhiều so với Adapalene. Một trong các tác dụng phụ phổ biến của hai hoạt chất này đó là tình trạng da bị khô, mẩn đỏ và bong tróc xuất hiện trên da, ngoài ra làn da của bạn sẽ xuất hiện tình trạng mụn mọc tràn lan do co chế điều trị mụn của hai thành phần này. Các hiện này có thể tự biến mất, hoặc dễ dàng khắc phục bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc da. Sau Khi các tác dụng phụ này giảm thiểu thì làn da của bạn sẽ nhận được các thay đổi rõ rệt
- Về độ an toàn khi sử dụng trên da
Tretinoin có kết cấu hóa học khá mỏng manh và dễ bị tác động trước các tác nhân từ bên ngoài nhất là ánh sáng mặt trời chính vì thế mà thành phần này sẽ làm cho da dễ bị nhạy cảm trước các tác động bên ngoài hơn chính điều này mà để an toàn cho da thì Tretinoin chỉ được khuyên dùng vào buổi tối. Còn Adapalene có cấu trúc hóa học được liên kết chặt chẽ hơn vì thế trước các tác động từ bên ngoài thì hoạt chất này có phần ổn định và bền vững hơn cũng chính vì thế mad adapalene có thể sử dụng vào ban ngày và có thể kết hợp với benzoyl peroxide (một tác nhân oxy hóa) để cho tác dụng điều trị mụn cao hơn.
Tuy Adapalene không làm cho da trở nên nhạy cảm trước tác động bên ngoài nhưng khi sử dụng chúng thì bạn luôn phải sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da của bạn được tốt nhất.
- Về mặt giá thành,
Tretinoin là hoạt chất đã có mặt khá lâu trên thị trường đi kèm theo đó là hoạt chất này có khá nhiều công dụng như điiều trị mụn, sẹo và cả chống lão hóa chính vì thế mà các sản phẩm có chứa Tretinoin thường có giá thành chênh lệch từ thấp đến cao tùy thuộc vào hãng sản xuất và công nghệ bào chế. Trong khi đó adapalene ra đời sau, có lượng sản phẩm ít hơn và giá thành tương đối thấp.
Kết luận
Tretinoin vs adapalene đều mang lại nhiều lợi ích. Tretinoin là một loại thuốc đã được chứng minh hiệu quả và sử dụng rộng rãi qua nhiều thập kỷ. Tretinoin có tác dụng giảm mụn, chống lại các dấu hiệu lão hóa và cải thiện nhiều yếu tố liên quan đến sức khỏe làn da. Adapalene là một loại thuốc mới hơn, có hiệu quả kém hơn một chút trong việc điều trị mụn so với tretinoin nhưng cũng ít gây kích ứng da hơn, vì vậy được cân nhắc sử dụng trong trường hợp da nhạy cảm, dễ kích ứng. Tóm lại, lựa chọn tretinoin hay adapalene rõ ràng là phụ thuộc nhiều nhất vào tình trạng da của mỗi cá thể. Cách tốt nhất là nên trò chuyện với Bác sĩ Da liễu để có lựa chọn phù hợp nhất cho từng cá thể, vừa đảm bảo hiệu quả điều trị